Phân biệt các thế hệ CPU Intel Core i

Khi bạn định chọn mua một chiếc máy tính mới, do dù mới hay là cũ nhưng điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý tới đó chính là vi xử trí trung tâm CPU. Ngày nay, với sự xuất hiện của rất nhiều thế hệ chip core i mà Intel đã làm ra thì việc kiểm tra thế hệ cpu thứ mấy và được sản xuất bao nhiêu năm rồi cũng không quá khó khăn. Bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn cho bạn các kiểm tra các thế hệ cpu core i3, i5, i7 đã qua.
Cách nhận biết các dòng CPU Core i của Intel

Thế hệ thứ nhất – Nehalem

Dòng CPU core i của Intel được đánh giá là có thể thay thế cho các card đồ họa rời phổ thông giá rẻ ngoài thị trường, thế hệ đầu của intel đã chứng minh được điều đó, song hiệu năng của đồ hộ tích hợp là chưa được cao lắm. GPU đi kèm có tên là Intel HD Graphics

Các CPU core i3, i5, i7 dùng 2 loại socket phổ biến là socket 1156 và socket 1366.

Nhận biết CPU đời đầu thông qua các dãy số nằm ở sau tên nhãn. Ví dụ Core I3 – 520, Core I5 – 950,.. Những chiếc CPU chạy theo kiến thức Nehalem thường có 3 chữ số nằm phía sau như trên.

 

Ở thế hệ này, điểm khác biệt rất lớn so với thế hệ 1 nằm ở chip xử lí đồ họa tích hợp sẵn bên trong con chip. GPU đi kèm ở dòng này là Intel HD 3000 Graphics. Theo đánh giá thì GPU đi kèm vời những cpu này có thể có sức mạnh ngang tầm với những VGA rời có tầm giá 2 triệu trở xuống.

Thế hệ CPU core i thứ 2 được ra mắt vào năm 2012, tương thích với socket 1155

Nhận biết CPU thế hệ thứ 2 bằng cách nhìn vào sau nhãn CPU, ví dụ như Core I3 – 231o, Core I3 – 2350. Khác với đời đầu, nhận biết CPU đời thứ hai thường có 4 chữ số đi sau tên mã và bắt đầu bằng chữ số 2.

Thế hệ thứ 3 – Ivy Bridge

Các CPU thiết kế theo kiến trúc Ivy Bridge này có sự thay đổi khi được làm ra theo quy trình công nghệ 22nm , nhỏ hơn hai thế hệ trước ( 32nm ) nên tiết kiệm điện năng hơn. Đồ họa đi kèm là Intel HD 4000 có phần nhỉnh hơn Intel HD 3000 một tí, được ra mắt vào năm 2013, socket 1155.

Tương tự như Sandy Bridge, CPU Ivy Bridge được nhận biết thông qua 4 chữ số ở cuối dấu gạch nối, tuy nhiên khác biệt lớn nằm ở chữ số đầu tiên thay thế số 2 thành số 3. Ví dụ: VD: i5 – 3670, i7 – 3550

Thế hệ thứ 4 – Haswell

Trong năm 2014, Intel tiếp tục ra mắt chip Intel thế hệ thứ 4 với tên gọi Haswell, cải tiến một ít so với thế hệ trước ở mặt đồ họa, xét về hiệu năng thì Haswell cho hiệu suất tốt hơn Sandy Bridge gần 20 lần. GPU có tên gọi Intel HD 4400

Cách nhận biết CPU Haswell cũng tương tự. VD: Core i5 – 4670, Core i7 – 4550.


Chip cpu Haswell

Thế hệ thứ 5 – Broadwell

Đây là dòng mới nhất của năm nay, theo Intel công bố thì các CPU dòng Broadwell sẽ có hiệu suất cao hơn Haswell khoảng 30% và về mặt đồ họa cũng có sự cải tiếng hiệu suất đáng kể.

Phân biệt các CPU đời thứ 5. VD Core i5 – 5200U Core i3 – 5005U

Nhưng những loại CPU có những chữ cái đặt biệt phía sau dãy số là một đặc trưng riêng của máy. Chữ U ( Dòng U ) viết tắt cho dòng Ultra ( tiết kiệm pin ), Dòng M là máy có xung nhịp cao, thích hợp cho chơi game nặng và tốn nhiều điện năng hơn.

Contact Me on Zalo
0908.69.77.86