Nâng cấp ram là công việc cần thiết và luôn được khuyến khích để tăng hiệu suất của hệ thống. Với người bình thường thì nhu cầu sử dụng Ram 4Gb có lẽ là đủ. Tuy nhiên với người dùng cao về đồ họa, chơi game thì có lẽ nhu cầu về ram cao hơn. Việc tháo lắp ram thì khá đơn giản và bạn có thể thực hiện tại nhà một cách khéo léo. Tuy nhiên việc lựa chọn đúng loại ram, đúng cách để nâng cấp thì hoàn toàn không dễ chút nào cả. Thị trường RAM ngày nay khá đa dạng về chủng loại và thương hiệu làm người dùng không khỏi bối rối về vấn đề chọn ram để nâng cấp. Để hiểu rõ sâu hơn về các loại ram và cách lựa chọn ram một cách thích hợp, hãy dành ra ít phút để đọc thông tin dưới đây.
1.Tiêu chí lựa chọn RAM cho laptop
Không phải cứ đi mua ram rồi cắm vào là máy sẽ chạy. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại ram như DDR2, DDR3, DDR4 nhưng phổ biến nhất vẫn là DDR3. Dòng laptop hỗ trợ có mặt phổ biến hầu hết trong khoản hơn 4 năm gần đây, có 2 loại Bus phổ biến nhất là 1333mhz và 1600mhz. Bus chính là tốc độ truy xuất dữ liệu của ram. Khi mua ram thì cần lưu ý tốc bộ Bus mà mainboard có thể đáp ứng được. Nếu main hỗ trợ tốc độ bus là 1333 mhz thì hãy chọn Ram 1333, main hỗ trợ 1600 thì nên nâng cấp lên 1600mhz. Bạn có thể lựa chọn thanh ram với bus 1600 để lắp cho main hỗ trợ 1333 nhưng không nên làm điều ngược lại. Ram chuẩn 1333 có giá rẻ hơn 1600 một tí thôi nhưng mà khi cài đặt thì hiệu suất chỉ đạt được tối đa mà ram dặt được mà thôi. Vì vậy sẽ không thể phát huy tối đa sức mạnh của máy.
Hãy lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng về bộ nhớ như Kingston, Consair, Gskill, Adata, Kingmax,..
Việc chọn để thay thế một thanh ram cho laptop kể ra cũng không quá khó, tuy nhiên việc lắp thêm một thanh ram để chạy song song ( Dual ) là việc cần phải tính toán kĩ lưỡng.
Nâng cấp RAM cho laptop có đơn giản hay không 2
Những sai lầm khi chọn ram để chạy Dual:
1. Khác loại Ram
Hãy chắc chắn rằng thanh ram mới chuẩn bị lắp phải cùng loại với ram cũ. Ví dụ như ram cũ của bạn là DDR3 thì bạn không thể lắp một thanh ram DDR2 được. Kể từ chip Haswell trở đi, một dạng khác của DDR3 là DDR3L ( Low ) xuất hiện và được lắp vào để tiết kiệm điện năng cho hệ thống. Khác với chuẩn DDR3 ( PC3 ) dùng điện thế 1,5V thì DDR3L (PC3L) sử dụng điện thế 1,35 V. Xung nhip của DDR3L là 1600Mhz.
Các nhà sản xuất thông báo rằng nếu chạy 2 thanh ram này song song thì sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng thì trong một thời gian ngắn sẽ xảy ra lỗi, có thể dẫn đến cháy chân ram. Vì vậy nếu máy bạn dùng CPU Haswell thì tốt nhất chọn Ram DDR3L chung với ram cũ. Tốt nhất là cũng không nên để 2 thanh này chạy song song trên laptop.
2. Bus không đồng nhất
Trên lí thuyết thì nếu 2 thanh ram có tốc độ bus không đồng nhất với nhau thì máy sẽ chạy với tốc độ của thanh ram có bus nhỏ hơn. Tuy nhiên việc này là không khuyến khích bởi vì nó sẽ làm giảm đi hiệu suất hoạt động của máy. Trong một vài trường hợp không thể sử dụng được do có một số loại main kén ram.
Cách xác định loại ram đang sử dụng trên máy tính:
Rất đơn giản, chỉ cần tải phần mềm CPU-z về máy và cái đặt. Ở tab Memory chính là thông tin về loại ram của bạn. DRam Frequency chính là tốc độ tối đa của ram và mainboad hỗ trợ. Tốc độ bus ram được tính theo công thức:
Tốc độ thực tế = Tốc độ lí thuyết ( Ghi trên main) / 2
Ví dụ, ram có bus ghi trên lí thuyết là 1600mhz thì tốc độ thực sẽ là 800mhz. Trường hợp ngược lại chỉ cần nhân 2 lên.
Nâng cấp RAM cho laptop có đơn giản hay không
Lời kết: Trên đây là 2 sai lầm của người dùng nâng ram mắc phải. Ram là linh kiện rẻ nhất của máy tính nhưng hết sức quan trọng. Hãy lựa chọn cân đối giữa tốc độ bus và ram mà mainboard hỗ trợ để đạt được hiệu quá tốt nhất. Nếu chưa có đủ tự tin để làm điều đó thì bạn hãy nhờ giúp đỡ của những người có kiến thức về phần cứng máy tính để được trợ giúp tốt nhất