Không phải cái gì to cũng tốt nhưng những cái nhỏ thì thường sẽ có bất tiện, màn hình cũng không ngoại lệ. So với các màn hình 24 inch thường thấy trên desktop, làm việc trên các màn hình 13 inch trên các laptop nhỏ gọn sẽ có nhiều bất tiện. Tuy nhiên sau đây là một vài thủ thuật để bạn hạn chế các bất tiện đó.
1. Giảm Pixel Scaling:
Nhiều laptop hiện đại sử dụng các màn hình với độ phân giải cao để hình ảnh trông sắc nét hơn – nhưng mặc định thường sẽ có tính năng scaling, một giải pháp để tăng kích thước icon và chữ cho dễ đọc nhưng lại giảm không gian có trên màn hình. Tùy vào laptop, bạn có thể lấy lại các pixel đó bằng cách giảm scaling hoặc tắt hẳn nó đi.
Trong Windows, nhấp chuột phải vào màn hình chính và chọn Display Settings. Ở phần Scale and Layout theo mặc định có thể được đặt thành giá trị 125% hoặc cao hơn. Kéo nó xuống 1 nấc hoặc kéo hẳn về 100% để sử dụng độ phân giải gốc của màn hình. Nếu mốc 100% là quá nhỏ và 125% là quá to, bạn có thể bấm vào Advanced Scaling Settings và gõ giá trị tùy ý.
2. Zoom Out trên trình duyệt web
Nếu bạn đang sử dụng một laptop giá rẻ thì bạn có thể gặp vấn đề tương tự, do màn hình có độ phân giải thấp, không gian làm việc rất hạn chế và mọi thứ luôn to bất thường. Nếu đang làm việc trên trình duyệt web, bạn có thể zoom out (thu nhỏ giao diện chung) để có thêm không gian làm việc
Trong hầu hết các trình duyệt, bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ trang web bằng cách giữ Ctrl và nhấn các nút + hoặc -; hoặc giữ Ctrl và lăn chuột. Cách này sẽ không thu nhỏ những thứ như thanh công cụ của trình duyệt, nhưng nó có thể giúp bạn hiển thị nhiều phần của trang web hơn.
3. Ẩn thanh công cụ
Nói về thanh công cụ của trình duyệt web và các ứng dụng (Toolbars), chúng đã trở nên khá lớn trong những năm qua – đủ để có thể ăn những pixel quý giá có thể được sử dụng cho những thứ bạn thực sự cần. Vì vậy, nếu màn hình bé, bạn nên ẩn thanh công cụ đi – dù chỉ tạm thời – để làm việc.
4. Thêm 1 màn hình ảo
Nếu những mẹo trên là không đủ, thì đã đến lúc thừa nhận rằng một màn hình chính là không đủ. Nhưng không sao, vì Windows, macOS và Chrome OS đều có tính năng “màn hình ảo” được tích hợp sẵn cho phép bạn trượt giữa hai hoặc nhiều không gian làm việc.
Trong Windows, mở Task View bằng cách nhấp vào hai hình chữ nhật trên thanh tác vụ (cạnh nút Start) hoặc bằng cách nhấn Win + Tab. Từ đó, nhấp vào New Desktop ở đầu màn hình để tạo một màn hình ảo mới. (Bạn cũng có thể tạo một màn hình mới mà không cần vào Task View bằng cách nhấn Win + Ctrl + D.)
Sau đó, bạn có thể chuyển đổi giữa các màn hình của mình từ Task View hoặc bằng cách nhấn Win + Ctrl + Mũi tên Trái hoặc Win + Ctrl + Mũi tên Phải— mỗi màn hình có thể có 4 tab cùng hiển thị 1 lúc, và bạn có thể di chuyển 1 tab sàng màn hình khác bằng cách click chuột phải và chọn Move To.
Trong macOS, tính năng này được gọi là Spaces và bạn có thể gọi nó bằng cách vuốt lên bằng bốn ngón tay trên trackpad hoặc nhấn Ctrl + Mũi tên Lên. Di chuyển chuột lên đầu màn hình có dòng chữ Desktop và nhấp vào dấu cộng xuất hiện để thêm một không gian ảo mới. Sau đó, bạn có thể chọn không gian mới đó để bắt đầu làm việc trên nó, mở các cửa sổ mới và vuốt giữa hai màn hình bằng cách vuốt bốn ngón tay sang trái hoặc phải.
Trong Chrome OS, tính năng này được gọi là Desks và bạn có thể khởi động bằng cách nhấn phím “Show Windows” trên Chromebook và chọn “New desk”.
Bạn có thể đổi tên desk tại đây và để chuyển đổi giữa các desk, hãy nhấn lại vào nút Show Windows để chọn desk bạn muốn chuyển sang ở đầu màn hình. Bạn có thể làm tương tự để di chuyển cửa sổ giữa các desk và hơn thế nữa.
5. Thêm 1 màn hình thật
Nếu bạn cảm thấy màn hình của mình quá chật và lộn xộn và không cho phép bạn xem tất cả các cửa sổ đang mở cùng một lúc — và bạn cần nhiều không gian hơn để làm việc, thì thêm một màn hình phụ là lựa chọn hợp lý nhất.